Âm nhạc Trường_phái_trừu_tượng

Wassily Kandinsky, Trên nền trắng II (1923)

Khi nghệ thuật thị giác trở nên trừu tượng hơn, mỹ thuật cũng phát triển một số đặc tính của âm nhạc: đó là sử dụng các yếu tố trừu tượng của âm thanh và sự phân tách của thời gian. Wassily Kandinsky, mà thực ra là một nhạc sĩ không chuyên,[30][31][32] lấy cảm hứng từ khả năng sử dụng các dấu ấn và màu kết hợp để tạo tiếng vọng cho tâm hồn. Ý tưởng này được đưa ra bởi Charles Baudelaire, rằng tất cả các giác quan của chúng ta đáp ứng với các kích thích khác nhau nhưng được kết nối ở một mức độ thẩm mỹ sâu sắc hơn.

Liên quan chặt chẽ đến điều này, là ý tưởng rằng nghệ thuật có chiều không gian linh hồn và vượt trên những trải nghiệm "hàng ngày", đạt đến một cảnh giới tinh thần mới. Hiệp hội Thần trí thì phổ biến trí tuệ cổ xưa trong các thánh thư của Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ. Trong bối cảnh này, Piet Mondrian, Wassily Kandinsky, Hilma af Klint và các nghệ sĩ khác đang sáng tác theo 'trạng thái không vật thể' trở nên quan tâm đến huyền bí như là một cách để nhìn vào nội tâm con người. Các hình dạng phổ quát và phi thời gian tìm thấy trong hình học: hình tròn, hình vuônghình tam giác trở thành các yếu tố không gian trong nghệ thuật trừu tượng; chúng giống như màu sắc, là các cốt yếu nằm dưới thực tế hữu hình.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai